Mục lục
Tiêu xương hàm không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ cho nụ cười mà còn gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ tiêu xương hàm là gì, mối nguy hiểm khi tiêu xương ổ răng, tiêu xương hàm có trồng răng được không? Tại bài viết này, bác sĩ nha khoa Việt Smile sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn.
Tiêu xương hàm là gì?
Tiêu xương hàm còn được gọi là tiêu xương ổ răng – xương bao quanh và nâng đỡ răng. Đây là tình trạng suy giảm về mật độ xương, số lượng, chiều cao và thể tích của xương hàm.
Tình trạng tiêu xương hàm có thể xuất phát từ các bệnh lý răng miệng như viêm nha chu mà không được điều trị, hoặc do mất răng gây ra. Tiêu xương ổ răng có thể diễn ra ở cả hàm trên và hàm dưới gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của chúng ta.
Tiêu xương hàm có nguy hiểm không?
Tiêu xương hàm có nguy hiểm không là băn khoăn của rất nhiều người, nói về vấn đề này Bác sĩ Việt Smile giải đáp như sau:
Tiêu xương hàm gây tụt lợi
Khi xương hàm bị tiêu giảm về độ rộng và chiều cao thì chúng khó có thể nâng đỡ được nướu nên dẫn đến tình trạng tụt lợi, các khe hở giữa răng ngày càng rộng. Bình thường răng khỏe mạnh, xương hàm chắc chắn lợi sẽ bám vào phần cổ răng, che phủ đi phần tiếp giáp giữa chân răng và thân răng. Khi bờ nướu mỏng dần và tụt quá phần tiếp giáp này sẽ để lộ phần chân răng ra gây tình trạng trạng ê buốt răng
Ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt
Khi xương hàm bị tiêu ở mức hơn 60% sẽ khiến dây chằng và cơ mặt bị hóp vào trong. Từ đó các dấu hiệu lão hóa trên khuôn mặt biểu hiện rõ ràng, má hóp, da nhăn nheo, trông sẽ bị già trước tuổi.
Răng xô lệch và sai khớp cắn
Khi vùng tiêu xương hàm bị hõm xuống sẽ khiến các răng có xu hướng đổ về phía trũng. Từ đó làm các răng nghiêng, xô lệch, khớp cắn ảnh hưởng khiến việc ăn nhai gặp khó khăn, cơ hàm phải hoạt động quá tải để nghiền thức ăn.
Tiêu xương hàm gây mất răng hàng loạt
Tiêu xương hàm nếu không được điều trị sớm sẽ khiến xương không còn khả năng nâng đỡ răng trên cung hàm khiến răng lung lay, rụng răng. Mất một răng nếu không được phục hồi sẽ gây nguy cơ mất răng hàng loạt.
Cản trở phục hình răng
Sau khi mất răng, tiêu xương hàm sẽ diễn ra ngày càng nhiều, khiến tỉ lệ và chất lượng xương ngày càng thấp. Điều này không những làm giảm tính thẩm mỹ khuôn mặt mà còn gây khó khăn cho việc phục hình răng về sau, đặc biệt là đối với trồng răng implant vì trụ implant khó đứng vững khi chất lượng xương không đảm bảo.
Quá trình tiêu xương
Nếu tiêu xương hàm xuất phát từ bệnh lý viêm nha chu thì bạn khó có thể nhận biết quá trình tiêu xương, do bệnh tiến triển âm thầm. Ngoài biểu hiện viêm nhiễm, cảm giác khó chịu ngày càng gia tăng thì vùng xương hàm bị viêm, làm chúng dần tiêu biến bạn không thấy rõ bằng mắt thường.
Khi một chiếc răng mất đi, cung hàm sẽ có khoảng trống, xương hàm không còn lực kích thích bên trên khiến xương hàm suy giảm dần theo thời gian. Ban đầu tình trạng tiêu xương có thể chỉ xuất hiện tại một vị trí răng nhưng lâu dần sẽ tiến triển nặng hơn và lây lan sang các vùng xương kế cận. Từ đó gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát
Mất răng bao lâu thì tiêu xương hàm?
Bình thường lực ăn nhai của răng tạo sự kích thích trên xương giúp duy trì các tế bào xương ổn định. Khi mất răng, xương hàm dần suy giảm sau 3 tháng, tốc độ tiêu xương hàm nhanh hay chậm sẽ tùy thuộc vào cơ địa và sức khỏe răng miệng của mỗi người.
Tiêu xương ở giai đoạn đầu chưa có biểu hiện rõ rệt nên nhưng đến giai đoạn nướu bị teo, mất cân đối thì bạn có thể thấy rõ.Trong 6 tháng đầu sau khi mất răng 25% xương hàm sẽ bị tiêu biến. Sau đó, nếu không có biện pháp phục hình ổn định, tiêu xương sẽ tiếp tục gia tăng đến 45 – 60% trong 1 năm gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Trồng răng implant khắc phục tiêu xương?
Thực tế, phương pháp làm cầu răng sứ hoặc làm hàm giả tháo lắp không thể khắc phục được tình trạng tiêu xương hàm. Hiện nay, trồng răng implant là biện pháp tối ưu nhất để khôi phục răng đã hỏng một cách hoàn hảo, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm. Sau khi mất răng hoặc nhổ răng sâu hỏng bạn nên thực hiện trồng răng implant càng sớm càng tốt.
Trồng răng implant hay cấy ghép implant là quá trình cấy ghép một chân răng nhân tạo được làm từ titanium vào trong xương hàm để thay thế chân răng tự nhiên đã hỏng. Sau 3 – 6 tháng trụ implant tích hợp chắc chắn vào xương hàm, bác sĩ sẽ lắp răng sứ lên trên implant hoàn thiện toàn bộ quá trình.
Theo tham vấn của Bác sĩ chuyên sâu về implant tại Việt Smile: “Nhiều trường hợp khách hàng mất răng lâu năm khiến tiêu xương hàm nhiều – tức cấu trúc và thể tích xương hàm đã bị thay đổi. Khi đó, để trồng răng implant bác sĩ sẽ cần bù đắp xương hàm bằng xương nhân tạo, khôi phục xương ổ răng với kỹ thuật nâng xoang ghép xương để đảm bảo điều kiện trồng implant”.
Răng implant hoàn thiện sẽ có cả chân răng – thân răng – mão răng là 1 răng mới hoàn toàn vững chắc, tính thẩm mỹ hoàn hảo. Trụ implant thay thế cho chân răng tự nhiên, duy trì áp lực lên xương hàm giúp khắc phục tình trạng tiêu xương do mất răng. Răng implant có hình dạng cũng như màu sắc như răng thật, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt, duy trì nét trẻ trung cho khuôn mặt, tuổi thọ từ 15 -20 năm.
Như vậy, tiêu xương hàm gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe của chúng ta. Bạn nên duy trì việc thăm khám răng tại nha khoa định kỳ để theo dõi, chăm sóc răng, tránh sâu hỏng răng, viêm nha chu, ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
Bài viết được tham vấn từ bác sĩ Nguyễn Hoàng Danh