COVID-19 là loại virus gây hội chứng hô hấp cấp tính. Vì vậy, tổn thương chủ yếu ở phổi. Các phương pháp thăm khám đánh giá tổn thương được ưu tiên chủ yếu liên quan tới tia X như X-Quang ngực, CT Scanner, PET/CT… Tuy nhiên, siêu âm là phương pháp không bức xạ có thể thực hiện nhiều lần nên nó vẫn được nghĩ tới trong quá trình thăm khám.
Hình ảnh được quan tâm nhiều là tổn thương phổi và khoang màng phổi.Mặc dù đánh giá bằng siêu âm màng phổi và khoang màng phổi trên bệnh nhân COVID-19 chưa có độ nhạy và độ đặc hiệu rõ ràng. Các tác giả nhận định hình ảnh tổn thương này cũng xuất hiện ở bệnh nhân bị các bệnh lý phổi khác như phù phổi, viêm phổi, ARDS, xơ phổi … Nhưng những nghiên cứu này cũng đem lại một cái nhìn toàn cảnh về bệnh corona do virus COVID-19.
Nghiên cứu được thực hiện trên 20 bệnh nhân nhiễm COVID-19, trong đó có 11 nam và 9 nữ, độ tuổi từ 27 đến 81 tuổi, có 3 ca trên 65 tuổi. Phần mềm phân tích dữ liệu là SPSS 22.0.
Kỹ thuật siêu âm:
– Sử dụng đầu dò cong có tần số thấp hoặc đầu dò phẳng có tần số cao.
– Tận dụng các kỹ thuật hiện có của máy siêu âm như điều chỉnh focus, điều chỉnh tần số, …
Vùng đánh giá:
– Mỗi bên phổi được chia thành 12 vùng bởi đường nách trước, đường nách sau và một đường ngang.
– Tập trung đánh giá chi tiết các vùng có tầm nhìn rõ ràng ít vướng khí.
Hình ảnh siêu âm
– Dáu hiệu B-line, dấu hiệu A-line
– Đánh giá độ dày của màng phổi, bờ màng phổi.
– Đánh giá tràn dịch, tràn khí màng phổi (nếu có, nhưng hiếm xảy ra ở COVID-19)
– Đánh giá tính chất đông đặc của nhu mô phổi vùng ngoại vi (subpleural)
Một số hình ảnh
Hình ảnh B-line. @giovlpicelli: https://twitter.com/giovolpicelli/status/1238470459680870401
Đông đặc nhu mô phổi ngoại vi. @drmarcogarrone: https://twitter.com/drmarcogarrone/status/1236256917800050688
Đông đặc lớn hơn với sự thông khí hạn chế của phế quản. @PARADicmSHIFT: https://twitter.com/PARADicmSHIFT/status/1238357156463869953
Màng phổi dày và không đều. @yaletung: https://twitter.com/yaletung/status/1238059289094295552
Tài liệu tham khảo
1. Dr Candace Makeda Moore, Dr Daniel J Bell, et al. COVID-19. Radiopaedia Magazine. Link
2. Daniel J. Kim, MD FRCPC. Clinical Utility and Technique for Lung Ultrasound in COVID-19 Cases. Link
3. Qian-Yi Peng, Xiao-Ting Wang, Li-Na Zhang & Chinese Critical Care Ultrasound Study Group (CCUSG).Findings of lung ultrasonography of novel corona virus pneumonia during the 2019–2020 epidemic. Springer Nature Switzerland AG. Published: 12 March 2020. Link
4. Huang Y, Wang S, Liu Y, et al. A preliminary study on the ultrasonic manifestations of peripulmonary lesions of non-critical novel coronavirus pneumonia (COVID-19). SSRN 2020. doi:10.2139/ssrn.3544750. Link
Tài liệu dịch cập nhật kiến thức, một số thuật ngữ có thể không thật chính xác