Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Thận ứ nước ở trẻ sơ sinh là bệnh lý hay gặp. Bệnh có thể chẩn đoán được ở thời kỳ siêu âm thứ 2 ở xung quanh tuần 22.

Nếu được chẩn đoán có ứ nước thì siêu âm lại sau sinh là được khuyến cáo. Tiến hành siêu âm lại nên thực hiện ngay sau sinh 48h phòng tránh sai số do tình trạng mất nước, giảm mức lọc cầu thận trong ngày đầu sau sinh.

Siêu âm sau sinh đánh giá lại mức độ, vị trí tắc nghẽn, đồng thời đánh giá độ dày nhu mô, niệu quản, thận đối bên, bàng quang, niệu đạo qua đó có thể giúp đưa ra chỉ định theo dõi và điều trị phù hợp.

Mặc dù là bất thường hay gặp nhất trong siêu âm thai nhi, chiếm 1-5% tuy nhiên không phải tất cả đều do tắc nghẽn. Chẩn đoán khi đường kính trước sau bể thận ≥4mm ở quý II (3 tháng giữa) hoặc ≥ 7m ở quý III (3 tháng cuối). Doppler động mạch thận có sức cản RI > 0.7 là dấu hiệu gợi ý tắc nghẽn.

Khi đường kính đài bể thận dưới 10mm có thể xuất viện.

Phân độ thận ứ nước trẻ em trên siêu âm:

• Độ 1 : giãn nhẹ bể thận
• Độ 2 : giãn nhẹ bể thận và một số đài thận
• Độ 3 : giãn tất cả các đài thận
• Độ 4 Giãn đài bể thận và mỏng nhu mô thận

Phân độ thận ứ nước ở trẻ sơ sinh

Theo các nghiên cứu 98% các trường hợp giãn nhẹ độ 1 hoặc 2 sẽ tự hết, giảm hoặc ổn định sau sinh.

Trường hợp giãn trung bình (đường kính bể thận giãn từ 10-15mm) sẽ giảm dần trong 12-24 tháng sau sinh. Nhưng trẻ cần kiểm tra 3 tháng một lần.

Post Comment