Khi nào nên và không nên đo độ xơ hóa gan (fibroscan)

Fibroscan – một phương pháp không xâm lấn không bức xạ, được kỳ vọng có thể thay thế sinh thiết gan. Fibroscan rất an toàn, không gây đau và có thể sử dụng nhiều lần mà không có hại đối với sức khỏe.

Fibrocan có khả năng đánh giá mức độ xơ hóa trong nhu mô gan, từ đó đánh giá mức độ phá hủy tế bào gan và tiên lượng sớm thời gian dẫn tới xơ gan.

Nguồn: Echosens

2.1. Những người sau đây nên đo Fibroscan định kỳ

– Bệnh nhân viêm gan mạn tính hoặc cấp tính như viêm gan virus (viêm gan B, viêm gan C, bao gồm đồng nhiễm HIV). Bệnh nhân viêm gan đã hoặc đang trong quá trình điều trị thuốc kháng virus.

– Các bệnh lý gan không do rượu:
+ Những người bị thừa cân, béo phì, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, …
+ Những người bị tăng huyết áp.
+ Người trên 50 tuổi.
+ Người có hút thuốc: thuốc lá, thuốc lào, xì gà, tẩu, …

– Bệnh gan do rượu: gan nhiễm mỡ do rượu, tăng men gan do rượu, xơ hóa gan do rượu, …

– Ngoài ra, Fibroscan còn được sử dụng rộng rãi một số bệnh trong chuyên khoa gan mật như bệnh cavenom bẩm sinh, bệnh còn tĩnh mạch rốn bẩm sinh, bệnh viêm tắc nội mạc tĩnh mạch trên gan, … Theo dõi sau ghép gan.

– Những người có tăng men gan kéo dài có nguyên nhân hoặc không có nguyên nhân.

– Vì không gây hại nên giống như siêu âm, Fibroscan có thể được sử dụng khám sức khỏe định kỳ, với tất cả giới và lứa tuổi bao gồm cả trẻ em.

Trước khi đo cần nhịn ăn và nhịn uống ít nhất 2 giờ. Trong thời gian 2 giờ có thể uống vài ngụm nước nhỏ.

2.2. Những ai không nên đo firbroscan

Không có chống chỉ định của fibroscan.

Những lưu ý khi chỉ định:

– Máy fibroscan chỉ sử dụng cho gan, không sử dụng cho các cơ quan khác.

– Hạn chế dùng cho bệnh nhân có cấy ghép như máy tạo nhịp, máy khử rung, phụ nữ có thai (vì chưa có nghiên cứu khẳng định sự an toàn tuyệt đối)…

Post Comment