1.1. Hệ tĩnh mạch sâu
– Bao gồm các tĩnh mạch (TM) đi kèm động mạch (ĐM) và mang cùng tên gọi, được quan tâm nhiều nhất là TM chày trước, TM chày sau, TM mác, TM khoeo, TM đùi nông, TM đùi sâu, TM chậu. Các TM vùng cẳng chân thường có 2 TM đi kèm ĐM như 2 TM chày sau, 2 TM mác…
– Các TM cơ bụng chân và cơ dép có đường kính lớn trên 1 cm, là nơi trữ máu và cũng dễ hình thành huyết khối.
– Tĩnh mạch khoeo được hình thành do sự hợp lưu của hai thân TM chày sau và thân TM mác ở vị trí đầu dưới hõm khoeo. Trong hõm khoeo, TM khoeo nằm ngay sau và hơi chếch ra ngoài đối với ĐM khoeo.
Sau khi rời khỏi hõm khoeo, TM khoeo đi lên trên và hướng vào trong về phía ống cơ dép và đổi tên thành TM đùi.
Một số trường hợp TM chày sau và TM mác không hợp lưu nên tạo thành hai TM khoeo trong hõm khoeo.
– TM đùi đi song hành cùng ĐM đùi nông, lên phía trên hợp lưu cùng TM đùi sâu thành TM đùi chung. TM đùi chung hợp lưu cùng TM hiển lớn, sau khi qua dây chằng bẹn đổi tên thành TM chậu ngoài.
Danh từ giải phẫu cũ là TM đùi nông, hiện nay đổi tên thành TM đùi.
– TM chậu ngoài đi lên phía trên hợp lưu cùng TM chậu trong thành TM chậu chung.
1.2. Hệ tĩnh mạch nông
– Hệ TM nông gồm: TM hiển lớn, TM hiển bé và các nhánh hợp lưu.
– TM hiển lớn:
+ Nguyên ủy: từ cung Tm mu chân đi đến mặt trước mắt cá trong (vị trí này rất hằng định).
+ Đường đi: từ nguyên ủy TM hiển lớn tiếp tục lên trên ở mặt trong cẳng chân, qua mặt sau trong gối để lên mặt trong đùi. Tại vị trí hợp lưu của TM đùi và TM đùi sâu thì TM hiển lớn hình thành quai TM hiển, sau đó TM hiển lớn hợp lưu với TM đùi chung ở vị trí cách dây chằng bẹn 2-4 cm.
Một số biến thể: có 2 TM hiển lớn ở cẳng chân hoặc đùi, quai TM hiển lớn có thể chui vào vị trí hợp lưu của TM đùi và TM đùi sâu.
– TM hiển bé:
+ Nguyên ủy: mặt ngoài mu chân
+ Đường đi: từ nguyên ủy đi sau mắt cá ngoài, sau đó đi sát phía sau ngoài gân Achille rồi hướng vào giữa đi trong rãnh của cơ sinh đôi. Vào hõm khoeo, TM hiển bé hình thành quai và hợp lưu với TM khoeo.
Có một số biến thể giải phẫu của TM hiển bé như hình dưới đây
1.3. Hệ TM xiên
+ Là TM nối thông giữa TM nông và TM sâu.
+ Có hai loại TM xiên: TM xiên gián tiếp và TM xiên trực tiếp. TM xiên gián tiếp được nối qua hệ trung gian. TM xiên trực tiếp có sự nối thông giữa TM hiển với TM sâu, là nhóm TM xiên đóng vai trò quan trọng trong hội chứng dòng phụt ngược sinh lý. Vị trí TM xiên trực tiếp khá hằng định.
+ TM xiên ở cẳng chân:
TM xiên trên mắt cá trong, nối các nhánh của TM hiển lớn hoặc nhánh TM hiển sau cẳng chân với các TM chày sau
TM xiên Boyd: ngang vị trí mang tất ở cẳng chân, nối thân TM hiển lớn hoặc nhánh của TM hiển lớn với TM chày sau
Nhóm TM xiên Shermann nằm giữa hai nhóm trên, nối TM hiển lớn hoặc nhánh TM hiển lớn với TM chày sau.
Nhóm TM xiên thuộc hệ TM hiển bé: nhóm 1 nối thông TM hiển bé hoặc nhánh của TM hiển bé với TM mác, nhóm 2 nối TM hiển bé với TM trong cơ bụng chân.
TM xiên trong lô trước nối TM trước cẳng chân với TM chày trước
+ TM xiên ở hõm khoeo: nối thông TM khoeo và hệ TM nông của TM hiển.
+ TM xiên vùng đùi: TM xiên ở vị trí ngang mức ống cơ dép nối TM hiển lớn với TM đùi. TM xiên ở 1/3 trên đùi nối TM hiển lớn với TM đùi hoặc TM đùi sâu.