Quy trình siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp

Kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp thường sử dụng là siêu âm đàn hồi mô định tính. Với kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô biến dạng SE, bác sĩ sẽ ấn đầu dò với một lực thích hợp, máy siêu âm sẽ đo độ biến dạng, từ đó sẽ tính toán độ cứng của tổ chức bệnh cần thăm khám thông qua một thuật toán phức tạp.

1. Chuẩn bị trước khi siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp

– Chuẩn bị dành cho bệnh nhân: Bệnh nhân không cần nhịn ăn, nhịn uống

– Chuẩn bị dành cho bác sĩ:
+ Máy siêu âm có đầu dò chuyên dụng và phần mềm chuyên dụng tính toán thông số
+ Bác sĩ chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh hoặc chuyên khoa gan mật có chứng chỉ siêu âm chẩn đoán

2. Các bước kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô tuyến giáp

– Bệnh nhân nằm ngửa trên giường. Kê gối vào cổ bệnh nhân để bệnh nhân có thể ngửa cổ tối đa đồng thời giúp cố định vùng cổ bệnh nhân.
– Hướng dẫn bệnh nhân không nuốt nước bọt, thở nhẹ nhàng, nếu cần có thể hướng dẫn bệnh nhân nhịn thở khi đo để tuyến giáp không bị di chuyển.
– Đặt đầu dò vuông góc với da, sử dụng mặt cắt dọc theo khuyến cáo của WFUMB.
– Ấn nút đo trên máy siêu âm để hiển thị vùng đo (đường ROI). Điều chỉnh kích thước đường ROI sao cho tổn thương nằm trọn trong đường ROI và cách đường ROI tối thiểu 5mm. Đường ROI cần tránh tối đa đi qua mạch máu nhu mô tuyến giáp.
– Ấn đầu dò với một lực thích hợp, sao cho màu trên ROI theo đúng tiêu chuẩn của của hãng sản xuất máy siêu âm.
– Đánh giá kết quả.

3. Một số ảnh giả cần lưu ý

– Ảnh giả do trượt mặt phẳng khi ấn đầu dò
– Ảnh giả do bóng lưng phía sau

4. Các thông số dùng để phân tích kết quả trên siêu âm định tính:

+ Phân bố độ cứng trong nốt và mô giáp xung quanh dựa theo bảng màu.
+ Phân tích tỷ số mức biến dạng SR giữa các vùng theo mục đích thăm khám, cơ ức đòn chũm được sử dụng làm tiêu chuẩn.
+ Đánh giá sự thay đổi độ cứng các vùng nhu mô xung quanh giữa siêu âm đàn hồi và hình ảnh tổn thương trên siêu âm 2D.

Post Comment