Quy trình siêu âm đàn hồi mô gan

Siêu âm đàn hồi hiện tại có hai loại:
– Siêu âm đàn hồi định tính Strain Elastography (SE)
– Siêu âm đàn hồi định lượng Shear Wave Elastography (SWE)

Trong giới hạn bài này sẽ được trình bày về siêu âm đàn hồi mô gan định lượng bằng phương pháp SWE tại một điểm (P-SWE).

1. Chuẩn bị trước khi siêu âm đàn hồi

– Chuẩn bị dành cho bệnh nhân:
+ Bệnh nhân nhịn ăn tối thiểu 4-6 giờ trước khi làm siêu âm đàn hồi
+ Nếu khát nước bệnh nhân có thể uống một vài ngụm nước nhỏ.

– Chuẩn bị dành cho bác sĩ:
+ Máy siêu âm có đầu dò chuyên dụng và phần mềm chuyên dụng tính toán thông số
+ Bác sĩ chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh hoặc chuyên khoa gan mật có chứng chỉ siêu âm chẩn đoán

2. Chi tiết các bước kỹ thuật siêu âm đàn hồi mô gan

+ Bệnh nhân nằm ngửa trên giường, hai tay giơ lên ngang đầu, trường hợp bệnh nhân đau tay có thể tay lên ngực. Áo bệnh nhân được kéo lên ngang ngực bộc lộ hoàn toàn vùng gan.
+ Hướng dẫn bệnh nhân các thao tác nín thở cần thiết khi thực hiện thao tác đo.
+ Siêu âm vùng gan bằng siêu âm 2D. Khảo sát vùng gan để chọn vị trí đúng tiêu chuẩn
+ Yêu cầu bệnh nhân nín thở.
+ Ấn phím đo trên máy, đưa hộp đo (đường ROI) vào vùng đo đúng tiêu chuẩn đã chọn.
+ Thực hiện thao tác đo theo số lần quy định (thường đo 10 lần, kết quả lấy là kết quả trung vị)
+ Hướng dẫn bệnh nhân thở lại bình thường.
+ Kiểm tra thông số kết quả. Nếu chưa đạt cần thực hiện đo lại từ đầu. Tiêu chuẩn đạt là ít nhất 6 lần đo phải đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn của máy tùy hãng sản xuất.

– Các tiêu chuẩn đúng của một vùng đặt ROI đo đạc:
+ Thường ở hạ phân thùy VII – VIII, tránh các mạch máu trong gan
+ Cách bao gan khoảng 1.5-2cm, cách bề mặt đầu dò tốt nhất là khoảng 4-4.6cm, tốt nhất là không quá 6cm.
+ Trục đối xứng của hộp ROI phải vuông góc màn hình

3. Nhận định kết quả

F0 – 1.23 m/s
F1 – 1.34 m/s
F2 – 1.55 m/s
F3 – 1.86 m/s

4. Một số ảnh giả (ảnh nhiễu) cần lưu ý

– Ảnh giả do hiện tượng dội lại
– Ảnh giả dạng sọc do chùm sóng âm tạo lực đẩy
– Ảnh giả gây ra do mạch máu hiện diện trên mặt cắt
– Ảnh giả do tia trung tâm không vuông góc với bề mặt đầu dò
– Ảnh giả do xuyên thấu kém của chùm bức xạ âm

Post Comment