Polyp túi mật và nguy cơ ung thư túi mật

Siêu âm là phương pháp an toàn không bức xạ có thể lặp lại nhiều lần để chẩn đoán và theo dõi polyp túi mật. Các phương pháp khác như cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính … thường chỉ được sử dụng khi nghi ngờ ác tính hóa.

1. Triệu chứng lâm sàng: Không có triệu chứng lâm sàng.

2. Chẩn đoán hình ảnh:

Theo các nghiên cứu, kích thước polyp túi mật có mối liên quan tới tính chất của tổn thương. Nếu một polyp có kích thước lớn hơn 10mm thì nguy cơ ác tính là 37 – 88 %.

– Siêu âm:

+ Là phương pháp tốt nhất và phổ biến nhất để chẩn đoán polyp túi mật có thành phần là cholesterol, đây là dạng polyp không cần điều trị. Nhìn chung, polyp túi mật là hình nốt tăng âm lồi vào trong lòng túi mật giống hình san hô, bám thành túi mật, không di chuyển theo tư thế, nếu có sỏi hóa thì kèm bóng cản phía sau.

+ Trong siêu âm đánh giá kích thước chính xác và thông dụng hơn. Đa số 90% số polyp có kích thước nhỏ hơn 10mm thì có thành phần là cholesterol. Nếu polyp có cấu trúc dạng u tế bào tuyến thì có thể kích thước lớn hơn.

+ Siêu âm nội soi có thể được sử đụng để đánh giá chi tiết cấu trúc polyp nhưng rất hiếm khi được sử dụng.

– Cắt lớp vi tính (CT Scanner):

Ít khi được chỉ định để chẩn đoán polyp túi mật, trừ khi nghi ngờ ác tính hóa như xâm lấn sâu vào thành túi mật và các tổ chức xung quanh.

Post Comment