Polyp túi mật là tổn thương tổ chức khá phổ biến ở thành túi mật. Bệnh không cần điều trị nhưng vẫn có tỷ lệ nhất định ung thư hóa. Vì vậy, theo dõi định kỳ bằng kích thước là quan trọng.
1. Polyp túi mật là gì
Polyp túi mật là tổn thương lồi vào trong lòng túi mật, bám trên bề mặt niêm mạc của thành túi mật. Polyp túi mật phần lớn là tổn thương lành tính, tuy nhiên khả năng ác tính hóa vẫn có thể xảy ra. Polyp túi mật có thể được chẩn đoán bằng siêu âm, cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ. Tuy nhiên, siêu âm vẫn là phương pháp an toàn không bức xạ được sử dụng phổ biến và có thể lặp lại nhiều lần.
2. Dịch tễ học
Polyp túi mật là bệnh khá phổ biến, tần số khoảng 7% trong cộng đồng. Khoảng trên 90% số này lành tính và chủ yếu là do cholesterol cấu thành.
Polyp túi mật thường gặp nhất ở độ tuổi 40 – 50, và gặp ở nữ giới nhiều hơn với tỷ lệ nam : nữ là 1 : 2.9
3. Giải phẫu bệnh
Cấu trúc của polyp túi mật khá đa dạng.
– Tổn thương lành tính: chiếm khoảng 90% tất cả các loại polyp. Trong đó khoảng hơn 50% có cấu trúc là cholesterol bồi đắp, khoảng 30% có cấu trúc dạng u tuyến có nguy cơ ác tính hóa sau đó. Số còn lại có thể là tổn thương viêm thành túi mật bị bồi đắp dịch mật thành hình polyp, các trường hợp hiếm gặp nữa là các tổn thương dạng polyp.
– Tổn thương ác tính: chiếm khoảng 5% tất cả các loại polyp. Trong các loại ác tính thì khoảng 90% ung thư biểu mô tế bào tuyến, còn lại các loại khác như di căn từ ung thư túi mật, ung thư biểu mô tế bào vảy, ung thư mạch, …
Giải phẫu đại thể của polyp túi mật có màu vàng, thường chia thùy và có cuống bám vào thành túi mật.
3. Mô học
Về mặt mô học, polyp túi mật là các đại thực bào chết được bao bọc bởi các tế bào biểu mô bình thường, thường là tế bào biểu mô thành túi mật.