Mục lục
Mất răng là vấn đề rất nhiều người gặp phải hiện nay, đây cũng chính là nguyên nhân ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, có không ít người vẫn đang thờ ơ hoặc chưa hiểu rõ mất răng lâu năm để lại hậu quả gì. Bài viết sau đây, bác sĩ Nha khoa Việt Smile sẽ thông tin đến bạn những kiến thức khái quát nhất.
Có rất nhiều lí do có thể gây ra tình trạng mất răng đó là do bệnh lý răng miệng như viêm quanh răng, viêm nha chu, sâu răng, hoặc có thể do chấn thương va đập, do qáu trình lão hóa của cơ thể. Vậy mất răng để lại hậu quả gì, bạn đọc hãy xem tiếp nhé.
Các răng xung quanh yếu đi
Trước tiên, mất răng sẽ làm các răng xung quanh yếu đi. Ở một người răng khỏe mạnh thì các răng có tác dụng nâng đỡ nhau, liên kết và giúp phân bổ đều lực nhai. Nếu mất 1 hoặc nhiều răng mà không được khắc phục sớm thì sẽ gây áp lực lớn lên các răng còn lại, gây xô lệch hệ thống nhai.
Khi một chiếc răng bị mất, răng bên cạnh sẽ mất lực nâng đỡ, chúng có xu hướng dịch chuyển, nghiêng dần về khoảng trống phía răng đã mất. Lúc này, khớp cắn bị ảnh hưởng hoạt động ăn nhai không được đảm bảo, bạn có thể gặp các vấn đề đau mỏi khớp thái dương hàm, mỏi cơ, đau mỏi vai gáy.
Mất răng gây tiêu xương hàm
Khi mất răng tức là không còn lực nhai tác động lên răng, xương hàm sẽ bị tiêu dần theo thời gian đồng thời khiến các răng trên cung hàm xô lệch. Không chỉ vậy, mất răng còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của gương mặt của bạn bởi tại vị trí mất răng xương hàm sẽ suy giảm chiều cao, mật độ ngày càng nhiều, nếu để càng lâu thì má hóp, da trở nên nhăn nheo, nhìn mặt bạn sẽ trở nên già hơn so với tuổi.
Ngoài ra, vấn đề tiêu xương ổ răng khi mất răng lâu năm còn có thể cản trở việc phục hình răng, bởi khi muốn cấy implant bác sĩ phải ghép thêm xương hoặc nâng xoang mới đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật này.
Mất răng khiến hiệu quả nghiền thức ăn kém hơn sẽ gây ra những hạn chế nhất định trong quá trình ăn uống và khiến bạn chán ăn, không thoải mái khi thưởng thức các món khoái khẩu như trước đây.
Mất răng – tiêu xương hàm không đơn thuần khiến khả năng ăn nhai suy giảm, ăn nhai không ngon mà còn kéo theo thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể, làm hệ miễn dịch suy giảm, người mất răng dễ mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa….
Khi mất răng mặt có thể lệch
Nếu mất răng, lực nhai phải tập trung nên các răng còn lại, thậm chí nhiều người có thói quen ăn nhai ở một bên.. Khi đó vừa gây ra tình trạng lực nhai cạnh các răng bị hỏng bị quá tải vừa có thể khiến mặt bị lệch. Lực nhai không phân bổ đều, gương mặt sẽ mất đi sự cân đối nhất định.
Xương hàm (tức xương ổ răng) ngoài tác dụng nâng đỡ hệ thống răng, còn đảm nhiệm vai trò nâng toàn bộ vùng dưới ở khuôn mặt. Nếu như xương hàm bị tiêu biến thì khuôn mặt của bạn cũng sẽ bị mất đi sự cân đối nhất định. Mặt lệch khiến bạn có tâm lý tự ti, ngại ngùng khi giao tiếp.
Tổn thương vùng nướu răng mất
Xương hàm ở khoảng trống mất răng sau một thời gian không có lực nhai tác động sẽ bị tiêu dần đi, nướu sẽ bị tụt theo. Khi phần nướu ở chân răng bị tụt xuống gây đau nhức, khiến các răng của người bệnh lỏng lẻo hơn, tăng nguy cơ rụng răng, mất răng hàng loạt.
Mất răng lâu năm tạo ra các khoảng trống giữa các răng khiến thức ăn thừa dễ mắc kẹt tạo môi trường để các loại vi khuẩn tích tụ, sinh sôi, phát triển và gây các bệnh về răng miệng như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu, cũng gây hại tới những răng còn lại, dẫn đến nguy cơ mất thêm răng ngày càng cao.
Ngoài những hậu quả đã nêu trên, tình trạng mất răng còn ảnh hưởng đến sự tự tin, khả năng phát âm của người bệnh, đây cũng sẽ là yếu tố tác động đến việc giao tiếp, cơ hội làm việc của họ.
Đâu là giải pháp cho người mất răng?
Nếu đã biết được hậu quả nghiêm trọng của mất răng chắc hẳn thì băn khoăn tiếp theo của hầu hết mọi người là làm gì để khắc phục vấn đề này.
Hiện nay, trồng răng implant để phục hồi lại một hay nhiều răng đã mất nhằm đảm bảo chức năng thẩm mỹ và ăn nhai được xem là giải pháp tối ưu nhất được các chuyên gia khuyên dùng.
Bác sĩ sẽ gắn một trụ chân răng nhân tạo bằng titanium vào bên trong xương hàm để thay thế cho chân răng cũ đã mất, chờ 3-6 tháng để trụ tích hợp chắc chắn trong xương. Sau đó, bác sĩ tiếp tục gắn một khớp kết nối và lắp răng sứ lên trên giúp bạn có một chiếc răng mới hoàn chỉnh giống như răng tự nhiên.
Phương pháp trồng răng implant chỉ can thiệp vào chiếc răng đã mất vì vậy không gây ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Đặc biệt, giúp người mất răng phục hồi lại thẩm mỹ đẹp, có thể bù đắp lại được những khuyết hổng cả về mô cứng và mô mềm. Và quan trọng nhất là đảm bảo phát âm, hạn chế nguy cơ tiêu xương, giữ nét trẻ trung cho bạn.
Thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã biết hậu quả của việc mất răng lâu năm là gì. Khi mất răng bạn cần sớm đến các cơ sở nha khoa uy tín hoặc bệnh viện răng hàm mặt để thăm khám và điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.