Mục lục
CÁC THÔNG SỐ SIÊU ÂM DOPPLER CHÍNH
1. Chức năng thất phải toàn bộ:
• Chỉ số Tei thất phải
• Chỉ số Tei mô thất phải
2. Chức năng tâm thu thất phải:
• Vận động vòng van ba lá (TAM)
• Vận tốc sóng S’ trên Doppler mô
• Chỉ số diện tích thất phải (FAC)
• Sự tăng tốc cơ tim thời kỳ tiền tâm thu (IVA)
• Strain, strain rate thất phải
3. Chức năng tâm trương thất phải:
• Tỷ lệ E/A, Tỷ lệ E/E’ qua van ba lá
• Diện tích nhĩ phải, dốc giảm tốc DT
CHỨC NĂNG TOÀN BỘ THẤT PHẢI
1. Chỉ số Tei thất phải
- Được đo bằng siêu âm Doppler xung trên hai măt cắt:
- Mặt cắt trục ngắn cạnh ức, đo dòng chảy qua van ĐMP.
- Mặt cắt 4 buồng từ mỏm, đo dòng chảy qua van ba lá.
- Ưu điểm: Đơn giản, không phụ thuộc hình thể TP.
- Hạn chế: SƠ ĐỒ ĐO CHỈ SỐ TEI
- Không đo được nếu nhịp tim không đều, rung nhĩ.
- Phụ thuộc tiền gánh, không chính xác nếu áp lực NP cao (vì có sự cân bằng áp lực nhanh chóng giữa TP và NP, làm rút ngắn IVRT).
b = thời gian tống máu thất phải (mặt cắt trục ngắn cạnh ức)
a = thời gian toàn tâm thu thất phải (mặt cắt 4 buồng từ mỏm)
Chỉ số Tei thất phải = (a – b)/b
2. Chỉ số Tei mô thất phải
- Đo trên siêu âm Doppler mô cơ tim, với cửa sổ Doppler đặt tại một trong hai vị trí:
- Chỗ nối giữa mặt phẳng vòng van ba lá và thành tự do của thất phải.
- Chỗ nối giữa mặt phẳng vòng van ba lá và vách liên thất.
- Yêu cầu:
- Đặt chế độ lọc (filter) để loại trừ các tín hiệu có vận tốc cao.
- Giảm gain tối đa để làm rõ các tín hiệu mô cơ tim.
- Tốc độ quét (sweep speed) là 100mm/s.
b’ = thời gian từ lúc bắt đầu tới lúc kết thúc sóng S’ a’ = thời gian từ lúc kết thúc sóng A’ tới lúc bắt đầu sóng E’
Chỉ số Tei mô thất phải = (a’ – b’)/b’
3. Chỉ số dP/dt thất phải
Mức độ gia tăng áp lực trong thất phải (dP/dt) là một thông số đánh giá chức năng co bóp của thất phải, được đo dựa vào dòng hở ba lá.
Ưu điểm:
- Cách đo đơn giản
Hạn chế:
- Thiếu số liệu trên người bình thường.
- Phụ thuộc vào điều kiện tải.
- Không chính xác nếu HoBL nặng.
Giá trị bình thường < 400mmHg/s
CHỨC NĂNG TÂM THU THẤT PHẢI
1. Vận động vòng van ba lá
(TAM: tricuspid annular motion).
Được đo trên siêu âm TM, với chùm tia siêu âm đặt tại vị trí tiếp giáp giữa vòng van 3 lá và thành tự do TP.
Ưu điểm:
- Cách đo đơn giản, không phụ thuộc nhiều vào chất lượng hình ảnh.
- Có tương quan với các n/c khác trong đánh giá chức năng tâm thu thất phải.
Hạn chế:
- Chỉ đánh giá chức năng vận động theo chiều dọc của cơ tim.
- Phụ thuộc vào điều kiện tải.
Yêu cầu:
- Điều chỉnh hình ảnh 2D để chùm tia siêu âm TM song song với thành tự do của TP.
- Giảm gain + sử dụng zoom để làm rõ hình ảnh TM tại vòng van ba lá.
- Đặt tốc độ quét 75 – 100 mm/s.
- Yêu cầu BN nín thở khi đo.
2. Diện tích thất phải, và sự biến đổi diện tích theo chu chuyển tim
(FAC: fractional area change).
• Sử dụng mặt cắt 4B từ mỏm tim, hướng về phía TP.
• Các thông số cần đo:
-
- STPTTr: Diện tích cuối tâm trương TP (cm2).
- STPTTh: Diện tích cuối tâm thu TP (cm2).
- FAC = (STPTTr – STPTTh) / STPTTr x 100
• Giá trị:
-
- Có mối tương quan với EFTP trên cộng hưởng từ hạt nhân
- Là yếu tố tiên lượng độc lập của suy tim, đột tử, đột quỵ và tử vong ở BN sau NMP, hoặc NMCT.
3. Vận tốc sóng S’ trên siêu âm Doppler mô.
Vận tốc sóng S’ phản ánh chức năng tâm thu thất phải.
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ thực hiện.
- Có tương quan chặt với EF thất phải đo bằng xạ hình phóng xạ.
Hạn chế:
- Thông số trên người bình thường chưa được n/c đủ.
- Chủ yếu phản ánh chức năng tâm thu của vùng đáy TP.
- Không chính xác trong trường hợp có RL vùng: NMCT thất phải, nhồi máu phổi.
Giá trị S’ < 10 cm/s gợi ý khả năng rối loạn chức năng tâm thu thất phải
4. Sự tăng tốc cơ tim trong thời kỳ co cơ đẳng tích
(IVA = Isovolumic acceleration)
IVA = IVV/AT, trong đó:
- IVV: vận tốc dịch chuyển cơ tim tối đa trong thời kỳ co cơ đẳng tích (m/s).
- AT: thời gian tăng tốc (s).
Ưu điểm:
- Ít phụ thuộc vào các điều kiện tải hơn thời gian tống máu.
- Phản ánh mức độ nặng của bệnh trong một số bệnh lý có RL chức năng TP: HHL, FALLOT 4 sau mổ…
Hạn chế:
- Thiếu các nghiên cứu về thông số trên người bình thường.
- Phụ thuộc vào tuổi, và tần số tim.
5. Sức căng TP. và tỷ suất căng TP. (Strain;Strain rate)
Strain: sự biến đổi hình dạng cơ thất phải khi co giãn.
Strain rate: tốc độ biến đổi hình dạng TP.theo thời gian.
STRAIN và STRAIN RATE
Có thể được đo theo hai phương pháp:
• Sử dụng siêu âm Doppler mô màu.
• Sử dụng siêu âm 2D Speckle tracking.
Giá trị của strain và strain rate thất phải:
- Ưu điểm:
- Ít phụ thuộc vào các điều kiện tải.
- Có thể áp dụng trong nhiều bệnh lý.
- Strain theo phương pháp speckle tracking không phụ thuộc vào góc, ít phụ thuộc vào chất lượng hình ảnh 2D.
- Hạn chế:
- Thông số trên người bình thường chưa được n/c đủ.
- Hiện mới chỉ sử dụng strain, strain rate phân tích vận động cơ tim theo chiều dọc (mặt cắt 4 buồng).
- Cách đo còn phức tạp, dễ thay đổi (phụ thuộc vào góc), đòi hỏi có phần mềm tương thích + phân tích offline.
CHỨC NĂNG TÂM TRƯƠNG THẤT PHẢI
Chức năng tâm trương TP được đánh giá qua phân tích:
- Sóng E và A qua van ba lá trên Doppler xung: Tỷ lệ E/A (*)
- Sóng E’ và A’ qua van ba lá trên Doppler mô: Tỷ lệ E/E’ (**)
- Thời gian giảm tốc sóng E.
- Thời gian giãn đồng thể tích.
- Diện tích nhĩ phải đo trên siêu âm 2D.
- Tỷ suất căng tâm trương thất phải.
(*): Sóng E, A đo bằng Doppler xung qua van ba lá trên mặt cắt 4 buồng, với điều kiện không có HoBL nhiều, hay rung nhĩ.
(**): Sóng E’,A’ đo bằng Doppler mô xung tại vị trí vòng van ba lá.
ẢNH HƯỞNG CỦA TUỔI, HÔ HẤP, NHỊP TIM, CÁC ĐIỀU KIỆN TẢI TỚI TÂM TRƯƠNG THẤT PHẢI
TUỔI: Tỷ lệ E/A giảm ~ 0,1 sau mỗi 10 năm; không có tương quan chặt chẽ giữa E/A và tuổi (r = 0,33).
HÔ HẤP: Hít sâu làm tăng vận tốc sóng E dẫn tới tăng tỷ lệ E/A.
NHỊP TIM nhanh làm tăng vận tốc sóng A nhiều hơn là tăng vận tốc sóng E dẫn tới giảm tỷ lệ E/A.
TIỀN GÁNH giảm làm giảm vận tốc sóng A ít hơn là giảm vận tốc sóng E dẫn tới giảm tỷ lệ E/A.
Doppler mô cơ tim và tỷ lệ E’/A’:
- Ít phụ thuộc điều kiện tải hơn E, A do làm giảm E’ và A’ tương đương nhau dẫn tới giảm E’/A’ không đổi.
- Doppler mô giúp phân biệt đặc điểm đổ đầy “bình thường” với “giả bình thường”.
GIÁ TRỊ LÂM SÀNG
E/A < 0,8: gợi ý giảm khả năng thư giãn của thất phải. E/A từ 0,8 – 2,1, với E/E’ > 6 (hoặc Doppler TM trên gan có sóng tâm trương ưu thế): gợi ý đổ đầy thất phải giả bình thường.
E/A > 2,1 với DT < 120 ms: gợi ý hạn chế khả năng đổ đầy thất phải.