Phát hiện kháng thể có thể vô hiệu hóa COVID-19

Các nhà khoa học mới đây phát hiện loại kháng thể được sản xuất bởi lạc đà không bướu có khả năng chống lại sự phát triển của virus COVID-19 (SARS-CoV-2). Kết quả nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Cell.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu nhận thấy các kháng thể này gắn vào các protein then chốt (key protein) trên bề mặt của virus. Việc gắn này sẽ ngăn chặn phiên bản giả dạng xâm nhập vào tế bào trong môi trường nuôi cấy. Đây là kháng thể đầu tiên được phát hiện có thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2.

Kháng thể này được lấy từ huyết thanh của con lạc đà không bướu 4 tuổi, có tên là Mùa Xuân, đang được chăm sóc tại vùng ngoại ô nước Bỉ.

Lạc đà không bướu hay còn gọi là Đà mã (danh pháp hai phần: Lama glama) là một loài động vật thuộc họ Camelidae ở Nam Mỹ. Lạc đà không bướu đã được nuôi lấy thịt và sức kéo bởi các nền văn hóa Andes từ thời kỳ tiền Colombo.

lạc đà không bướu
Source: newsweek

Một con lạc đà không bướu trưởng thành đầy đủ có thể cao 1,7 đến 1,8 m (5,5 đến 6,0 ft) và nặng 130 đến 200 kilôgam (280 đến 450 lb), có thể sống đến 20-30 năm, tùy theo điều kiện chăm sóc. Lông lấy từ lạc đà không bướu rất mềm và không có mỡ. Lạc đà không bướu cũng là loài động vật thông minh, chúng có thể học được một số việc sau vài lần bắt chước. Lạc đà không bướu có thể thồ được hàng nặng 25% đến 30% trọng lượng cơ thể suốt quãng đường 5-8 dặm.

Lạc đà không bướu đã xuất hiện và có nguồn gốc từ các đồng bằng trung tâm ở Bắc Mỹ từ khoảng 40 triệu năm trước. Chúng di cư đến Nam Mỹ 3 triệu năm trước. Trước khi kỷ băng hà kết thúc (10.000-12.000 năm trước), các loài thuộc họ Camelidae đã bị tuyệt chủng ở Bắc Mỹ. Từ năm 2007, có trên 7 triệu con Llama cà alpaca ở Nam Mỹ. Do được nhập từ Nam Mỹ vào cuối thế kỷ 20 cũng có hơn 158.000 con llama và 100.000 con alpaca ở Hoa Kỳ và Canada.

lạc đà không bướu
Source: wikimedia

Biên dịch từ Newsweek, có tham khảo wikimedia.org

Post Comment