Mục lục
Ngày viêm gan thế giới 28/7 là cơ hội để thúc đẩy mọi nỗ lực thực hiện chiến lược Y tế toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về phòng chống viêm gan trong giai đoạn 2016 – 2021, từ đó giúp các nước đạt mục tiêu về loại bỏ viêm gan.
1. Thực trạng viêm gan toàn cầu
Theo số liệu WHO, thì trên toàn cầu năm 2015 có 325 triệu người đang sống chung với viêm gan mạn tính, trong đó có khoảng 257 triệu người bị viêm gan B mạn, 71 triệu người viêm gan C mạn. Đã có 1.34 triệu người đã chết có liên quan tới viêm gan. 95% viêm gan C có thể chữa khỏi hoặc ổn định trong vòng 2-3 tháng.
Đến cuối năm 2015, trên toàn cầu chỉ có khoảng 9% số người bị viêm gan B và khoảng 20% viêm gan C được xét nghiệm và chẩn đoán. Trong số viêm gan B được chẩn đoán thì chỉ khoảng 8% (1.7 triệu người) được điều trị, trong khi đó con số này ở viêm gan C là 7% (1.1 triệu người).
Mục tiêu đến năm 2030 là 90% số viêm gan B và viêm gan C được chẩn đoán, 80% số người bị nhiễm được điều trị hiệu quả.
Số trẻ em dưới 5 tuổi đang bị nhiễm viêm gan B đã giảm xuống còn 1.3%. Mỗi năm vaccine viêm gan B đã phòng tránh viêm gan B cho khoảng 4.5 triệu trẻ em trên thế giới. Tuy nhiên, có khoảng 1.75 triệu người lớn bị nhiễm viêm gan C mới trong năm 2015, nguyên nhân chủ yếu là do tiêm chích ma túy, dùng chung bơm kim tiêm ở các nước nghèo.
Tổ chức Y tế thế giới nhấn mạnh 28 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ viêm gan mạn tính nhiều nhất và gây gánh nặng toàn cầu về viêm gan nhiều nhất.
11 quốc gia gây gánh nặng 50% về viêm gan trên toàn cầu bao gồm: Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Mông Cổ, Myanmar, Nigeria, Pakistan, Uganda, Việt Nam.
17 quốc gia gây gánh nặng 70% về viêm gan toàn cầu bao gồm: Campuchia, Cameroon, Colombia, Ethiopia, Georgia, Kyrgyzstan, Morocco, Nepal, Peru, Philippines, Sierra Leone, Nam Phi, Tanzania, Thái Lan, Ucraina, Uzbekistan, Zimbabwe.
2. Các thông điệp chính của ngày thế giới phòng chống viêm gan 2017
(1) Viêm gan virus là một vấn đề sức khỏe toàn cầu quan trọng và cần đáp ứng khẩn cấp.
(2) Rất ít số người nhiễm tiếp cận với xét nghiệm và điều trị, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
(3) Viêm gan virus gây ra 1,34 triệu ca tử vong vào năm 2015 – có thể so sánh với số ca tử vong do lao và vượt qua số ca tử vong do HIV/AIDS. Số ca tử vong do viêm gan đang gia tăng.
(4) Số ca nhiễm viêm gan mới tiếp tục xảy ra, chủ yếu là viêm gan C.
(5)Cần kết hợp sự tham gia của các phương tiện truyền thông và cam kết của các tổ chức, chính phủ.
(6) Cần tổ chức một sự kiện công cộng về xét nghiệm / điều trị viêm gan: Sự tham gia của các nhà lãnh đạo cấp cao như Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng, các nghệ sỹ và người nổi tiếng thực hiện các xét nghiệm về viêm gan có thể khuyến khích mọi người hướng tới và thực hiện xétnghiệm, và chia sẻ thông tin. Mọi người sẽ đi xét nghiệm công khai, nhưng những kết quả của họ được giữ bí mật trừ khi họ chọn để tiết lộ nó cho bản thân. Cách tiếp cận này mang lại thành công cho các chiến dịch trước đây chống lại HIV/AIDS.
(7) Chia sẻ các vật liệu truyền thông: Chia sẻ vật liệu được chuẩn bị bởi Chương trình viêm gan toàn cầu của WHO và Liên minh Thế giới phòng chống viêm ganvới các điểm đầu mối thuộc Bộ Y tế cho thích ứng / dịch thuật.
(8) Tham gia vào các chiến dịch truyền thông xã hội.
(9) Đẩy mạnh chiến dịch tiêm chích an toàn của Tổ chức Y tế thế giới.
(10) Sử dụng tình hình viêm gan quốc gia nhằm nêu bật sự tiến bộ và tạo đà để “loại trừ viêm gan”: Nếu bạn đang sống ở 1 trong 28 quốc gia dưới đây, hãy sử dụngtình hình viêm gan quốc gia nhằm nêu bật sự tiến bộ và tạo đà lớn hơn để “loại trừ viêm gan”: Brazil, Campuchia, Cameroon, Trung Quốc, Colombia, Ai Cập, Ethiopia, Georgia, Ấn Độ, Indonesia, Kyrgyzstan, Mông Cổ, Ma-rốc, Myanmar, Nepal, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippines, Sierra Leone, Nam Phi, Tanzania, Thái Lan, Uganda, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam, Zimbabwe.
image source: WHO