Theo số liệu năm 2015 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 10.4 triệu người bị bệnh, trong đó 1.8 triệu ca tử vong do Lao. Chính vì vậy, Lao là tác nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
HƯỞNG ỨNG NGÀY PHÒNG CHỐNG LAO THẾ GIỚI
24 tháng 3 năm 2017
Ngày phòng chống Lao thế giới là cơ hội để nâng cao nhận thức về gánh nặng bệnh lao trên thế giới cũng như tuyên truyền rộng hơn nữa về cách phòng ngừa và chăm sóc Lao.
Khẩu hiệu năm nay 2017 là “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Bao gồm các hành động: giải quyết kỳ thị, phân biệt đối xử, cách ly xã hội và vượt qua những rào cản về tiếp cận chăm sóc y tế.
Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và chiến lược của Tổ chức Y tế thế giới 2030 là chấm dứt bệnh Lao.
Mặc dù Lao có thể nhiễm ở bất kỳ ai, nhưng tỷ lệ lao xuất hiện cao ở nhóm người nghèo đói, cộng đồng người vùng xa vùng sâu hẻo lánh có chế độ y tế khó tiếp cận, có trình độ hiểu biết hạn chế.
Quần thể này bao gồm: người di cư, người tị nạn, người dân tộc thiểu số, những người thợ mỏ và những người khác làm việc và sống trong các nơi dễ có nguy cơ, người già, phụ nữ và trẻ em bị thiệt thòi tại nhiều nơi… Các yếu tố như suy dinh dưỡng, môi trường vệ sinh kém và nhà ở nghèo nàn, cộng thêm các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá và uống rượu, và bệnh tiểu đường, ảnh hưởng đến tính dễ tổn thương với TB và tiếp cận với chăm sóc. Hơn nữa, việc tiếp cận này thường bị cản trở bởi chi phí quá lớn liên quan đến bệnh, tìm kiếm và ở lại chăm sóc, và thiếu sự bảo trợ xã hội, dẫn đến một vòng luẩn quẩn của nghèo đói và bệnh tật. Sự lây lan bệnh lao đa kháng thuốc (MDR-TB) làm trầm trong thêm những mối quan ngại này.
Bác sĩ Đoàn Thoại
Dịch từ WHO.int