Mục lục
Bình thường trong gan vẫn tồn tại một ít mỡ. Nếu lượng mỡ này chiếm từ 5-10% hoặc hơn nữa trọng lượng của gan thì bạn đã bị gan nhiễm mỡ. Nếu bạn là một người nghiện rượu, thì hãy dừng ngay lại bởi đó là một trong các nguyên nhân cốt lõi gây nên gan nhiễm mỡ.
Gan nhiễm mỡ có hai loại chính
– Gan nhiễm mỡ do rượu (Alcoholic liver disease – ALD)
– Gan nhiễm mỡ không do rượu (Nonalcoholic fatty liver disease – NAFLD)
Bạn cũng có thể bị gan nhiễm mỡ thai nghén.
1. Bệnh gan do rượu
– Gan của bạn có thể bị bệnh do uống quá nhiều rượu. Thậm chí nó có thể xảy ra ngay sau một giai đoạn ngắn vì nghiện rượu nặng.
– Yếu tố di truyền được truyền từ bố mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh gan do rượu. Các nhóm gen này có thể làm cho bạn trở thành một người có thể uống nhiều rượu và luôn thèm rượu, từ đó rượu được uống vào sẽ gây hại cho cơ thể bạn.
Một số bệnh kết hợp có thể làm tăng mức độ nặng với bệnh gan do rượu:
– Viêm gan C (bệnh lý dẫn đầu trong các bệnh lý viêm gan)
– Thừa sắt
– Béo phì, thừa cân.
2. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Hiện tại chưa tìm ra nguyên nhân nào rõ ràng gây ra bệnh gan nhiễm mỡ ở những người không uống rượu. Nhiều quan điểm cho rằng nó có tính chất gia đình.
Bệnh thường xảy ra ở những người trong độ tuổi trung niên và thừa cân hoặc béo phì. Những người này thường có kèm theo tình trạng tăng cao Cholesterol và đái tháo đường.
Các nguyên nhân khác có thể là:
– Do thuốc bao gồm cả đông y và tây y
– Viêm gan virus
– Viêm gan tự miễn hoặc viêm gan di truyền
– Giảm cân đột ngột
– Suy dinh dưỡng
Một vài công trình nghiên cứu cho thấy rằng có quá nhiều vi khuẩn trong ruột non và những thay đổi trong ruột non có thể có mối liên quan đến tình trạng gan nhiễm mỡ không do rượu.
3. Gan nhiễm mỡ cấp tính ở phụ nữ có thai.
Trường hợp này hiếm xảy ra. Tuy nhiên, mỡ trong máu có thể được tích tụ trong gan khi bạn mang thai. Đây là một yếu tố nguy cơ cho cả bạn và con bạn. Mỡ cũng có thể tích cả gan hoặc làm suy thận ở cả mẹ và con. Mỡ cũng có thể gây ra những nhiễm khuẩn nặng hoặc xuất huyết.
Hiện tại chưa có một sự hiểu biết đầy đủ rõ ràng nào về tình trạng gan nhiễm mỡ xảy ra ở phụ nữ có thai. Nhiều quan điểm cho rằng nó liên quan đến sự thay đổi nội tiết, tuy nhiên vấn đề này còn nhiều tranh cãi và chưa có công trình nghiên cứu nào đem lại kết luận cuối cùng.
Nếu bạn được chẩn đoán gan nhiễm mỡ thai kỳ thì điều quan trọng là đứa trẻ của bạn nên được sinh sớm nhất có thể. Mặc dù bạn có thể cần được chăm sóc chuyên sâu trong vài ngày, và gan của bạn có thể trở về bình thường sau vài tuần.
4. Triệu chứng của gan nhiễm mỡ
Có thể bạn bị gan nhiễm mỡ mà không có bất cứ triệu chứng gì, nên bạn thường không nhận ra bệnh lý này. Giai đoạn đầu thường rất bình thường, thời gian tiếp theo thậm chí 10 năm, bạn có thể có những biểu hiện khó chịu như:
– Cảm giác mệt mỏi
– Giảm cân hoặc chán ăn
– Ốm yếu
– Tâm trí có thể nhầm lẫn, phản xạ chậm, khó tập trung.
Bạn cũng có thể có những triệu chứng khác. Gan của bạn có thể to hơn. Bạn có thể có cảm giác đau tức vùng giữa hoặc bên phải của thượng vị. Da của bạn ở vùng cổ hoặc dưới cánh tay có thể sẫm màu hơn, tăng tổng hợp sắc tố.
Nếu bạn bị bệnh lý gan do rượu, bạn cần lưu ý rằng những triệu chứng trên báo hiệu tình trạng sức khỏe không tốt do thời gian uống rượu nhiều của bạn vừa rồi.
Bạn có thể bị tiền xơ gan hoặc xơ gan. Khi đó bạn có thể có những triệu chứng:
– Bạn bị giữ nước gây ra tình trạng phù
– Mỏi cơ
– Xuất huyết trong, bao gồm cả xuất huyết tiêu hóa và đái máu, thậm chí xuất huyết não
– Vàng da, vàng mắt
– Hội chứng suy giảm chức năng gan (gồm rất nhiều triệu chứng, biểu hiện ở cả lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh, thậm chí hôn mê sâu).
5. Chẩn đoán gan nhiễm mỡ
Bạn có thể tìm ra bệnh gan nhiễm mỡ nếu có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Bác sĩ của bạn có thể đo đạc và thấy gan của bạn to nhẹ.
Các phương thức khác mà bác sĩ của bạn có thể chẩn đoán được bệnh gan nhiễm mỡ là:
– Xét nghiệm máu. Men gan cao cũng có thể nghĩ đến một tình trạng gan nhiễm mỡ
– Siêu âm. Đây là phương thức an toàn và sử dụng thông dụng nhất để thấy hình ảnh gan nhiễm mỡ trên màn hình. Gan nhiễm mỡ trên siêu âm được phân thành 3 mức độ.
– Sinh thiết. Sau khi thăm khám sơ bộ ngoài da để chẩn đoán sơ bộ, thì bác sĩ của bạn có thể chỉ định sinh thiết qua da và lấy ra một mẩu gan để làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Bác sĩ giải phẫu bệnh có thể nhìn thấy tế bào mỡ, sự xâm chiếm của tế bào mỡ trong nhu mô gan, các tế bào gan bị tổn thương. Tuy nhiên, do sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn có thể có nhiều biến chứng nặng nề, bệnh nhân cần nhập viện, so sánh thấy lợi ích thì ít so với nguy cơ nên sinh thiết gan để chẩn đoán gan nhiễm mỡ hầu như không được chỉ định trên lâm sàng, chỉ được chỉ định ít ỏi qua các nghiên cứu.
6. Điều trị gan nhiễm mỡ
Hiện tại chưa có một phác đồ điều trị đặc hiệu nào cho bệnh lý gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp để kiểm soát tình trạng bệnh lý này như kiểm soát đường huyết tốt, hạn chế uống rượu thậm chí ngừng uống rượu và các chất có cồn, hạn chế thực phẩm có mỡ hoặc thịt mỡ.
Nếu bạn bị bệnh gan do rượu hoặc bạn nghiện rượu nặng, ngừng ngay lập tức việc uống rượu là điều rất quan trọng mà bạn có thể làm được nhưng cần một tinh thần quyết tâm cao. Hãy nói với bác sĩ của bạn để được tư vấn chi tiết hơn về các phương thức để đạt được điều này. Nếu bạn không dừng lại, bạn có thể bị nhiều biến chứng do rượu như viêm gan do rượu, thậm chí là xơ gan sớm do rượu.
Thậm chí bạn chưa từng uống rượu hoặc uống không đáng kể, tốt nhất bạn cũng không nên chủ quan và uống nhiều rượu hơn. Bạn nên dừng lại ở mức đó, tốt hơn nữa là ngừng hoàn toàn.
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, bạn có thể giảm cân bằng nhiều phương thức. Bạn có thể tập gym, sử dụng chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ dinh dưỡng. Mục tiêu bạn có thể giảm cân là 0,5 – 1 kg / tuần.
Bạn nên sử dụng chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng và chế độ ăn khỏe mạnh hợp lý, nên tập thể dục đều đặn. Hạn chế thực phẩm có nhiều tinh bột như bánh mỳ, cà chua, ngô, … Đồng thời cắt giảm tiệc tùng nhậu nhẹt hoặc hạn chế sử dụng nước ngọt.
————————
Tài liệu tham khảo
1. William Blahd. Fatty liver disease: Symtoms, Diagnosis and Treatment. WebMD Medical Reference. Public July 2014.
http://www.webmd.com/hepatitis/fatty-liver-disease
2. Hội tim mạch học Việt Nam. Khuyến cáo các bệnh nội tiết và chuyển hóa đối với nguy cơ tim mạch. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2014.
3. Các bộ môn Nội Đại học Y Hà Nội. Hội chứng gan thận. Bài giảng bệnh học nội khoa. NXB Y học 2003. Trang 215-230.
4. Phạm Minh Thông và cộng sự. Siêu âm gan mật. Siêu âm bụng tổng quát. NXB Y học 2014. Trang 330-350.