Viêm gan B và chiến lược xét nghiệm

0

Viêm gan B là bệnh rất phổ biến. Dưới đây là danh sách các xét nghiệm trong chẩn đoán và điều trị viêm gan siêu vi B. Trong số các xét nghiệm này, có những xét nghiệm sử dụng huyết thanh (serological test) và có những xét nghiệm là sinh học phân tử (nucleic acid tests – NATs).

I. KHÁI NIỆM VỀ CÁC XÉT NGHIỆM

1. Kháng nguyên bề mặt (Hepatitis B surface antigen) [*]

– Tên xét nghiệm viết tắt: HBsAg
– Phương pháp : định tính bằng miễn dịch
– Mục đích: chẩn đoán bị nhiễm với một độ nhạy nhất định. Chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B khi hiến máu hoặc mô tạng. Theo dõi trong quá trình điều trị.

2. Kháng thể trung hòa kháng nguyên bề mặt (Hepatitis B surface antigen neutralisation)

– Phương pháp: miễn dịch
– Mục đích: Xác minh sự có mặt của HBsAg

3. Kháng thể kháng kháng nguyên bề mặt (Hepatitis B surface antibody) [**]

– Tên xét nghiệm viết tắt: HBsAb hoặc anti-HBs
– Phương pháp: miễn dịch
– Mục đích: Xác minh sự có mặt của kháng thể (kháng thể này do cơ thể tự sinh ra hoặc do tiêm phòng vaccine)

4. Kháng thể kháng kháng nguyên lõi (Hepatitis B core total antibody)

– Tên xét nghiệm viết tắt: anti-HBc hoặc HBcT hoặc HBcAb
– Phương pháp: miễn dịch
– Mục đích: một phần trong quy trình xét nghiệm với người bị phơi nhiễm.

5. Kháng thể IgM kháng kháng nguyên lõi (IgM to hepatitis B core antigen) [***]

– Tên xét nghiệm viết tắt: anti-HBc IgM hoặc HBc IgM
– Phương pháp: miễn dịch
– Mục đích: một phần trong quy trình theo dõi đợt cấp.

6. Kháng nguyên e của virus (Hepatitis B e antigen)

– Tên xét ngiệm viết tắt: HBeAg
– Phương pháp: miễn dịch
– Mục đích: HBeAg là kháng nguyên nội sinh, hình thành trong quá trình nhân lên của virus. Vì vậy, xét nghiệm này để xác định tính chất hoạt động của người bị viêm gan virus B mạn; cũng như giúp theo dõi trong quá trình điều trị đợt cấp.

7. Kháng thể kháng kháng nguyên e của virus (Hepatitis B e antibody)

– Tên xét nghiệm viết tắt: anti-HBe hoặc HBeAb
– Phương pháp: miễn dịch
– Mục đích: đánh giá sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi viêm gan B ở giai đoạn hoạt động. Giúp các nhà lâm sàng theo dõi trong quá trình điều trị đợt cấp.

8. Xác minh sự có mặt của ADN virus

– Tên xét nghiệm viết tắt: HBV DNA
– Phương pháp: định tính bằng sinh học phân tử (NAT)
– Mục đích: đánh giá trong trường hợp hiến máu hoặc mô tạng.

9. Định lượng ADN virus

– Tên xét nghiệm viết tắt: Định lượng HBV-DNA
– Phương pháp: đo tải lượng HBV-DNA bằng sinh học phân tử
– Mục đích: đánh giá đợt cấp, theo dõi trong và sau điều trị đợt cấp viêm gan B; đánh giá một nhân viên y tế bị nhiễm viêm gan B trước khi thực hiện các thủ thuật y khoa.

10. Xác định kiểu gen của virus

– Tên xét nghiệm viết tắt: HBV Genotype
– Mục đích: xác định đột biến của virus viêm gan B (nếu có), đóng góp trong theo dõi và điều trị.

11. Một vài chú thích:

Trường hợp bệnh nhân HIV với lượng CD4 thấp hoặc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thì ngay cả khi đã tiêm vaccine viêm gan B nhưng nếu lượng HBsAb thấp thì sẽ vẫn có nguy cơ tái nhiễm viêm gan B.

[*] Việc sử dụng HBsAg nhằm mục đích có tính quyết định là không được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Úc (Therapeutic Goods Administration/TGA) khuyến cáo vì xét nghiệm này không phải có độ nhạy tuyệt đối cũng như que thử của xét nghiệm này khác nhau ở một số nhà sản xuất. Trong trường hợp cần thiết thì phải kết hợp với các xét nghiệm khác.

[**] Lượng HBsAb có thể giảm dần theo thời gian ở những người tiêm phòng nhiều năm

[***] Khi HBsAb quá thấp thì anti-HBc có thể giúp xác định bằng chứng về việc phơi nhiễm trước đó của cơ thể với virus viêm gan B

II. XÉT NGHIỆM XẾP THEO NHÓM MỤC ĐÍCH

– Chẩn đoán đợt cấp: HBsAg, anti-HBc, anti-HBc IgM;
– Chẩn đoán bị nhiễm nhưng ở giai đoạn mạn: HBsAg, anti-HBs, anti-HBc;
– Đánh giá liệu có kháng thể bảo vệ hay chưa: anti-HBs; Trường hợp anti-HBs (hay còn gọi là HBsAb) âm tính thì sử dụng HBsAg và anti-HBc để chẩn đoán bị nhiễm trong quá khứ;
– Trước sinh: HBsAg; Nếu có thể nên kết hợp anti-HBs để cân nhắc việc tiêm phòng vaccine;
– Trước phẫu thuật hoặc thủ thuật y tế, tầm soát bị nhiễm: HBsAg;
– Đánh giá giai đoạn bệnh: HBV DNA; anti-HBe, HBeAg;
– Theo dõi điều trị đợt cấp: HBV DNA, HBsAg, HBeAg, anti-HBs, anti-HBe.
– Có thể kết hợp với xét nghiệm đánh giá chức năng gan như: ALT, AST, albumin máu, đông máu, …

III. CHIẾN LƯỢC CHẨN ĐOÁN BỊ NHIỄM VÀ ĐỢT CẤP VIÊM GAN B

Chẩn đoán đợt cấp viêm gan B

sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán đợt cấp viêm gan B

Chẩn đoán bị nhiễm viêm gan B

sử dụng xét nghiệm trong chẩn đoán viêm gan B mạn

Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: Chiến lược chẩn đoán – Hội Y học về HIV, viêm gan virus và các bệnh lây truyền qua đường tình duc của Úc (ASHM)
Bản dịch có tham khảo thuật ngữ tiếng việt về xét nghiệm và viêm gan B.
Cập nhật lần cuối: 10 Dec 2019

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *