12 loại virus nguy hiểm nhất hành tinh – phần 1

12 loại virus nguy hiểm này được phân loại dựa trên nguy cơ gây tử vong của chúng khi bị nhiễm và nguy cơ lan truyền bệnh tật cho người khác. Trong danh sách này đã có mặt của COVID-19.

1. Sốt xuất huyết Marburg

Virus sốt xuất huyết được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1967 khi một nhóm nhỏ nhân viên ở Đức bị sốt cao và chảy máu khắp cơ thể dẫn đến sốc, suy đa tạng và tử vong.

Image credit: ROGER HARRIS/SCIENCE PHOTO LIBRARY via Getty Images

Tỷ lệ tử vong nhìn chung của chủng virus này là 1/4. Tuy nhiên, có những đợt bùng phát tỷ lệ tử vong có thể rất khủng khiếp. Như đợt bùng phát ở Cộng hòa dân chủ Congo năm 1998-2000 tỷ lệ chết là 80%. Tỷ lệ này lặp lại ở Angola trong đại dịch năm 2005 (số liệu của WHO).

Cho đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh muỗi đốt, diệt muỗi truyền bệnh và điều trị triệu chứng khi mắc bệnh.

2. Ebola

Đây là virus đã gây ra đại dịch tại các nước Cộng hòa Sudan và Cộng hòa dân chủ Congo vào năm 1976. Virus này lây lan qua con đường tiếp xúc với máu hoặc các chất dịch của cơ thể, các mô hoặc bệnh phẩm nhiễm bệnh.

Image credit: Shutterstock

Các chủng của virus này có mức độ nguy hiểm không giống nhau. Có chủng gây chết tới 71% (số liệu của WHO) nhưng có chủng không gây bệnh ở người.

Đại dịch Ebola bắt đầu từ năm 2014, và cho đến nay vẫn là mối lo ngại của nhân loại.

3. Bệnh dại

Mặc dù đã có vaccine phòng ngừa bệnh này cho cả vật nuôi và con người có từ năm 1920 nhưng tỷ lệ chết do bệnh này vẫn là một vấn đề lo ngại.

Virus dại gây tổn thương não bộ, phá hủy tế bào thần kinh. Đây là một căn bệnh thực sự nguy hiểm.

Image credit: CDC/ Dr. Fred Murphy

Nếu không được phát hiện sớm để điều trị bằng kháng thể kháng bệnh dại, hoặc tiêm phòng ngay sau khi bị vật nuôi cắn thì tỷ lệ chết là 100%.

4. HIV

Đây có lẽ là virus nguy hiểm nhất của thế giới hiện đại. Cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. HIV vẫn là sự khiếp đảm của toàn cầu.

Image credit: Cynthia Goldsmith, Centers for Disease Control and Prevention

HIV được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1980. Sau khi xâm nhập, HIV “tàn phá” các tế bào bạch cầu là quân đội bảo vệ cơ thể trước sự “xâm lược” của vi sinh vật. Khi bạch cầu cạn kiệt, cơ thể bị suy giả miễn dịch. Người bị HIV sẽ chuyển sang giai đoạn cuối của bệnh AIDS và chết do các nhiễm trùng cơ hội, chứ không phải chết vì HIV.

5. Virus đậu mùa

Virus đậu mùa gây ra bệnh đậu mùa, với các triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, sau đó phát ban và nổi mụn nước, những mụn này sau đó bong vảy để lại sẹo vĩnh viễn.

Image credit: CDC/ J. Nakano

Biến chứng của đậu mùa nếu nặng là mù lòa hoặc tử vong.

Hiện nay đã có vaccine phòng bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa đã được thanh toán từ năm 1980.

6. Virus Hanta

Các nhà khoa học Triều Tiên đã phát hiện ra vi rút Hantan (Sốt xuất huyết Triều Tiên) vào năm 1976. Vi rút Hantan phân bố khắp nơi trên thế giới: Châu Mỹ (Alaska, Argentina, Brazil, Canada, Columbia, Hoa Kỳ, quần đảo Hawaii); Vùng Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Châu Á (Burma, Fiji, Hồng Kông, India, Malaysia, Sri lanka, Singapore, New Guinea, Philippines, Đài Loan, Thái Lan); Châu Phi (Trung Phi, Ai Cập, Gabon, Nigeria, Sudan, Madagasca, Uganda).

hanta virus
Image credit: Cynthia Goldsmith. Provided by CDC/ Brian W.J. Mahy, PhD; Luanne H. Elliott, M.S

Vi rút tồn tại trong chuột đồng, chuột sống trong thành phố và cả chuột nuôi trong phòng thí nghiệm. Các giống chuột khác nhau là ổ chứa của các týp vi rút Hantan khác nhau: vi rút Hantan là giống chuột Apodemus agrariuscorea; Vi rút Puumala lại nằm trong chuột đồng và giống chuột Clethrionomys glareolus. Tại một số nước Châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam thì giống chuột Rattus rattus và Rattus norvegicus là ổ chứa của vi rút Seoul. Kháng nguyên vi rút Hantan đã được phát hiện thấy ở 16 giống chuột khác nhau.

Vi rút Hantan đã thấy ở loài chuột Rattus Norvegicus ở một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Đã có 11 chủng của Việt Nam được đăng ký tại Ngân hàng gen Quốc tế trong đó 10 chủng có cấu trúc gen thuộc chủng vùng Seoul, đặc biệt đã phát hiện một vi rút mới tại tỉnh Cao Bằng và được đặt tên là vi rút CBVN

Bệnh thường thấy ở người lớn, nhóm tuổi từ 20 đến 50. Hiếm khi gặp ở trẻ em dưới 10 tuổi và những người già. Tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới.

Vi rút Hantan còn viết là vi rút Hantaan (genus Hantavirus, thuộc họ Bunyaviridea) có thể gây bệnh cho người trên khắp thế giới nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm. Người bị nhiễm bệnh do hít phải những vật thể trong không khí hình thành từ chất thải hay vết cắn của động vật gặm nhấm có nhiễm vi rút.

Vi rút Hantan gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử vong cao là Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS – Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome) và Hội chứng phổi do vi rút Hantan (HPS – Hantanvirus Pulmonary Syndrome).

(Còn nữa…)

Post Comment